Truyền thông giả mạo về phân biệt chủng tộc Phân_biệt_chủng_tộc_ở_Hoa_Kỳ

Đa số người Mỹ ngày nay không chấp nhận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, một bộ phận người Mỹ da trắng vẫn tiếp tục giữ định kiến tiêu cực về các nhóm chủng tộc và sắc tộc thiểu số[11]. Theo một số nhận định từ các nhà xã hội học thì vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay là khá hiếm gặp nhưng đã bị truyền thông thổi phồng lên đáng kể [12][13][14]. Chính giáo sư xã hội học của Đại học Harvard là Orlando Patterson (một người da đen) cũng khẳng định rằng: "Hoa Kỳ hiện là nơi ít kỳ thị chủng tộc nhất thế giới trong số những quốc gia mà người da trắng chiếm đa số, có thành tích trong việc bảo vệ pháp lý đối với các cộng đồng thiểu số tốt hơn bất kỳ xã hội nào khác, cung cấp nhiều cơ hội hơn cho một số lượng người da đen lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả các nước châu Phi" [15].

Trên thực tế có rất nhiều vụ việc phân biệt chủng tộc ở Mỹ được báo chí đăng tin về sau đã được xác minh là giả mạo, có thể kể đến một vài vụ việc như:

  • Năm 1987, một người phụ nữ da màu tên là Tawana Glenda Brawley cáo buộc rằng sáu người đàn ông da trắng đã hãm hiếp cô ta. Các cáo buộc này đã nhận được sự chú ý rộng rãi của dư luận vì độ tuổi còn rất trẻ của Brawley (15 tuổi), những người bị buộc tội bao gồm các sĩ quan cảnh sát và một công tố viên, và Brawley được phát hiện đang ở trong tình trạng khỏa thân và người phủ đầy phân. Sau khi kiểm tra các bằng chứng, bồi thẩm đoàn đã kết luận vào tháng 10 năm 1988 rằng Brawley không phải là nạn nhân của vụ cưỡng hiếp và chính cô ta đã ngụy tạo ra một vụ tấn công tình dục. Steven Pagones, công tố viên ở New York mà Brawley đã buộc tội là một trong những kẻ hiếp dâm, đã kiện thành công cô ta và ba cố vấn của cô ta vì tội vu khống [16].
  • Năm 2006, một sinh viên người Mỹ gốc Phi tại Đại học Trung tâm North Carolina là Crystal Mangum cáo buộc 3 sinh viên da trắng là David Evans, Collin Finnerty, và Reade Seligmann đã hãm hiếp mình. Tòa án đã nêu ra những bằng chứng rõ rệt cho thấy cáo buộc này là giả mạo và 3 sinh viên được tuyên vô tội [17][18]
  • Năm 2012, một phụ nữ da đen là Sharmeka Moffitt bị phát hiện trong tình trạng bỏng toàn thân, đã tuyên bố với các nhà chức trách rằng cô ta đã bị tấn công bằng chất cháy bởi ba người đàn ông da trắng mặc áo hoodie. Moffitt còn kể rằng những kẻ tấn công đã viết ba chữ "KKK" (Ku Klux Klan) lên xe của cô ta. Cảnh sát về sau đã chứng minh rằng cô ta đã tự dàn dựng vụ việc, và Moffit đã bị tuyên án 10 năm tù sau khi cô ta thú nhận hành vi của mình [19].
  • Năm 2013, một người đàn ông da đen tên là Olander D. Cuthrell đã tự đốt nhà của mình rồi tuyên bố với cảnh sát và cơ quan báo chí rằng anh ta là nạn nhân của một cuộc tấn công có động cơ phân biệt chủng tộc. Các nhà điều tra nhanh chóng nghi ngờ và Cuthrell trở thành tâm điểm điều tra của họ trong vòng 10 ngày. Anh ta đã bị bắt vào ngày 2 tháng 4. Cuthrell cuối cùng đã thừa nhận mình gây ra vụ hỏa hoạn. Anh ta bị kết án tù 2 năm [20].
  • Vào tháng 1 năm 2016, hai sinh viên đại học là người Mỹ da đen và một sinh viên gốc Tây Ban Nha tại Albany (SUNY) là Alexis Briggs, Asha Burwell và Ariel Agudio) đã thu hút sự chú ý của quốc gia khi họ cáo buộc 10 đến 12 người đàn ông và phụ nữ da trắng đã quấy rối, đánh đập và miệt thị họ khi ở trên xe buýt. Vụ việc đã được chứng minh là không có thực. Agudio và Burwell phải đối mặt với án tù hai năm vì tội vu khống nhưng cuối cùng chỉ bị kết án ba năm quản chế, 200 giờ phục vụ cộng đồng và phạt tiền 1.000 USD. Ngoài ra, Agudio và Burwell cũng bị đuổi học và Briggs bị đình chỉ học trong hai năm [21][22].
  • Vào tháng 9 năm 2019, Amari Allen, một học sinh trung học da đen ở Virginia, tuyên bố rằng ba bạn học nam da trắng đã đè cô xuống sân chơi và cắt đi mái tóc của cô. Theo Allen, ba kẻ tấn công đã chế giễu cô là "đồ xấu xí" và mái tóc của cô là "tẻ nhạt". Bà của cô đã yêu cầu trên sóng truyền hình quốc gia rằng ba học sinh nam phải bị đuổi học. Tuy nhiên, camera an ninh đã chứng minh câu chuyện không có thật và cuối cùng Allen thú nhận rằng cô đã tự cắt tóc của mình [23].
  • Năm 2019, Jussie Smollett, một diễn viên và ca sĩ người Mỹ gốc Phi cáo buộc rằng y bị hai người đàn ông đeo mặt nạ hành hung do phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính. Theo lời khai của y thì y không chỉ bị trói, đánh đập dã man mà còn bị những kẻ tấn công chửi bới bằng những từ ngữ mang tính kỳ thị như “đồ đồng bóng”, “lũ da đen mọi rợ” và hét lớn “Đây là đất nước của MAGA (Make American Great Again)” [24]. Y từng được công chúng cảm thông, an ủi. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau đó, cảnh sát tuyên bố Jussie Smollett là kẻ bịp bợm, đã tự thuê người hành hung mình. Cảnh sát bắt được hai kẻ bị tố hành hung Jussie Smollett và cả hai khai đã nhận 3.500 USD của tài tử này để dàn cảnh vụ hành hung. Tuyên bố này biến nạn nhân thành thủ phạm và lật ngược vụ án khiến dư luận sốc nặng. Tuy nhiên, tại phiên tòa vào tháng 3-2019, Jussie Smollett thoát 16 tội danh, chỉ bị phạt hành chính 10.000 USD cùng cam kết phục vụ cho lợi ích của thành phố Chicago. Thị trưởng thành phố Chicago Rahm Emanuel lúc đó chỉ trích công bố của Văn phòng Công tố viên ở quận Cook, bang Illinois - Mỹ. Ông nhấn mạnh Jussie Smollett vẫn là kẻ bịp bợm. Y sử dụng chiêu trò là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc để thu hút chú ý, tạo vẻ đáng thương trước mắt mọi người. Khi bị vạch trần, y vẫn nhởn nhơ như thể không làm điều gì sai trái [25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân_biệt_chủng_tộc_ở_Hoa_Kỳ http://www.cbsnews.com/news/new-york-college-stude... http://www.cnn.com/2007/LAW/04/11/cooper.transcrip... http://www.realclearpolitics.com/video/2010/01/27/... http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?file=/n/... http://www.timesunion.com/news/article/UAlbany-stu... //doi.org/10.1017%2FS1742058X09990282 http://mediamatters.org/video/2009/11/12/dobbs-cal... https://edition.cnn.com/2013/08/04/justice/new-yor... https://foreignpolicy.com/2017/08/14/fbi-and-dhs-w... https://www.foxnews.com/entertainment/jussie-smoll...